Thói quen hứng nước mưa để dành đun nấu hiện vẫn phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, dùng nước mưa không đúng cách sẽ gây hại trực tiếp cho sức khỏe của bản thân những người dùng.
Được biết, nước mưa được tạo thành bởi hơi nước ngưng tụ từ hơi nước bốc lên ở các ao, hồ, sông… Nước mưa thường có tính axít nhẹ do sự hoà tan khí cacbonic có trong khí quyển. Tuy nhiên, tính axit sẽ giảm dần trong quá trình tích trữ và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi sử dụng.
Về bản chất, nước mưa là nước sạch vì chứa ít các loại muối hoà tan, chứa ít sắt nên nước không tanh…
Không dùng nước mưa để tắm cho trẻ nhỏ, đề phòng mẩn ngứa da. Ảnh minh họa.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, nhiễm giun sán… vì nước mưa rất dễ bị “ngấm” mùi của các loại thuốc trừ sâu, khói bụi công nghiệp.
- Thiếu khoáng chất, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, giảm sức đề kháng vì trong nước mưa chứa ít muối khoáng cần thiệt cho cơ thể như canxi, magie..
- Dễ mẩn ngứa với da nhạy cảm bởi nước mưa có chứa nhiều axít.
Không uống trực tiếp, nước mua cũng cần phải lọc qua cát sỏi và đun sôi. Ảnh minh họa.
Nếu dùng nước mưa cần thực hiện nghiêm túc các điều sau đây:
- Không lấy nước mưa từ cơn mua đầu mùa, vì vào đầu mùa lượng axít và các chất khí độc hại như H2SO3, H2SO4 trong nước mưa thường cao hơn. Lưu ý, nếu tích trữ nước mưa, chỉ nên hứng sau cơn mưa to khoảng 15 phút để mưa làm trôi những bụi bẩn trong không khí.
- Không hứng nước mưa ở những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp, nơi có nhiều khói bụi, khí thải công nghiệp.
- Không chứa đựng nước mưa trong dụng cụ có chì hoặc dụng cụ tôn, kẽm. Bể nước mưa cần được thau rửa, đảm bảo sạch sẽ thường xuyên.
- Nước mưa không nên ăn, uống trực tiếp mà vẫn phải đun sôi để diệt vi khuẩn. Cần xây dựng bể lọc thô qua cát, sỏi, than… trước khi đưa vào bể.
- Nếu dùng nước mưa tắm cho em bé, cần hết sức lưu ý vì có thể gây dị ứng hoặc mẩn ngứa do làn da của trẻ rất mỏng manh.
Nguồn: giadinh.net.vn