Ảnh minh họa.
Việc ăn na thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác nhân gây bệnh. Hàm lượng vitamin C, chất xơ cao trong quả na giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong ruột, từ đó, cản trở sự hình thành của các tế bào gây ung thư trong ruột kết và bảo vệ niêm mạc ruột tránh phải tiếp xúc với các chất độc hại, giảm chứng táo bón, cải tạo chức năng tim…
Bên cạnh đó, trong quả na có khá nhiều lượng vitamin B6, rất có lợi cho hoạt động của não bộ, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngoài ra, quả na còn có một số giá trị sức khỏe khác như làm đẹp da, cải thiện sức khỏe của da, cân bằng độ ẩm và chống dấu hiệu lão hóa… và đặc biệt, na không chứa cholesterol và chất béo bão hoà nên rất tốt cho người ăn kiêng hay có ý định giảm cân.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn na cần lưu ý những điều sau đây:
Phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn na. Ảnh minh họa.
- Hạn chế ăn na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.
- Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
- Hạt na thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
- Không ăn những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi.
Nguồn: giadinh.net.vn