Những thực phẩm tuyệt đối không được để lâu trong tủ lạnh

Nhẹ thì đau bụng, nặng thì ngộ độc hoặc thậm chí tăng nguy cơ ung thư – đó là hệ quả của việc trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh.

Tủ lạnh là đồ gia dụng tiện lợi, giúp bạn trữ thức ăn thừa nhanh chóng và khá đảm bảo hương vị. Nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng tủ lạnh, vì có những thực phẩm sẽ ngay lập tức biến đổi khi bị cất tủ lạnh, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe:

Khoai tây

Khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ và chuyển hóa thành đường. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây, ngược lại càng ăn càng béo và có nguy cơ tăng đường huyết.

Hiện tượng này xảy ra với cả khoai tây chín và sống, do đó bạn vẫn nên bảo quản chúng ở nhiệt độ thường, nơi khô thoáng là được.

Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ lạnh. Dù bạn có để tỏi ở ngăn mát đi chăng nữa, nó cũng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài. Bạn khó phát hiện vấn đề này khi chỉ nhìn ở bên ngoài, do đó khả năng ăn phải tỏi mốc là rất cao. Tỏi nói riêng và các loại gia vị nói chung như ớt, gừng, hành tím…. đều nên cất ở nơi thoáng mát bên ngoài.

Dưa hấu, dưa gang

Chúng ta thường có thói quen ướp lạnh dưa hấu trong tủ rồi lấy ra ăn cho mát vào mùa hè. Nhưng các loại dưa lại "kị" nhiệt độ thấp hơn bất kì loại hoa quả nào. Khi để trong tủ lạnh lâu, dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, làm giá trị dinh dưỡng giảm hẳn.

Vì thế, bạn nên cắt dưa ra và ăn luôn. Nếu muốn ăn dưa lạnh, hãy để cả quả trong tủ khoảng 10’ rồi mới cắt ra ăn.

Mật ong

Ở nhiệt độ thấp, đường trong mật ong sẽ đặc quánh lại, vừa ảnh hưởng đến hương vị, kết cấu lẫn giá trị dinh dưỡng của mật ong. Bản thân loại thực phẩm này đã có tính tự kháng khuẩn rất tốt, nên bạn có thể yên tâm trữ mật ong ở ngoài. Tuy nhiên, bạn nên để nơi tránh ánh nắng nhé!

Bánh mì

Bánh mì dễ bị khô cứng khi để trong tủ lạnh. Ngoài ra nó cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, trong điều kiện tủ lạnh để đủ loại thực phẩm, lau ngày không lau dọn… bánh mì sẽ rất dễ bị mốc. Vì thế, bạn nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thường và sử dụng trong vòng 4 ngày là tối đa.

Lưu ý: Hầu hết thực phẩm đều sản sinh nitrit khi bị cất trong tủ lạnh quá lâu. Đây là chất nằm trong top những nguyên nhân gây ung thư, đặc biệt là đường tiêu hóa. Bạn cần hiểu rằng khi để thực phẩm trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn sinh sôi và thức ăn vẫn bị phân hủy, nhưng quá trình đó chỉ diễn ra chậm và khó nhận biết hơn. Vì thế, hãy bỏ thói quen "chất đống" thực phẩm trong tủ lạnh ngay nhé!

Nguồn: pose.com.vn
Share on Google Plus

About Unknown

Thay đổi cách sống lành mạnh chăm chỉ tập thể thao không chỉ làm cơ thể có sức khỏe tốt, mà còn giúp cho công việc của bạn thành công hơn nhờ vào trí tuệ minh mẫn của minh.