Sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh đang "giết" cả nhà bạn

Những sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh gây hại cho sức khỏe của gia đình bạn ngoài sức tưởng tượng. Hãy xem mình có mắc phải sai lầm nào dưới đây không?



1. Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

2. Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.

Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.



3. Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

4. Vặn nhiệt độ không phù hợp trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen "tiết kiệm điện" nên thường điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao. Tuy nhiên điều này rất dễ khiến thực phẩm hỏng, kể cả thực phẩm trong ngăn đá. Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.

5. Không vệ sinh bàn tay trước khi rửa thực phẩm
Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm, nên cũng chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu bạn rửa thực phẩm mà chưa rửa tay, vi khuẩn đã được truyền sang các nguyên liệu khác, gây hiện tượng lây nhiễm chéo.

Việc rửa tay là bước quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước ấm khoảng 20 giây trước khi chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thực phẩm mà chúng ta bảo quản theo các cách khác nhau với thời gian phù hợp.

Nếu để quá lâu, thịt trong tủ lạnh cũng không còn tốt cho sức khỏe. Các phân tử protein sẽ bị biến tính, tự hoại tử. Vì thế, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.

Thịt tươi để trong tủ lạnh thích hợp nhất chỉ nên khoảng 3 ngày, nên cắt nhỏ thành miếng đủ dùng, sau đó lúc cần lấy ra rã đông, không nên để cả tảng thịt to, rã đông rồi để tủ lại sẽ nhanh hỏng.

Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ăn thịt tươi, không nên dùng thịt tích trữ lâu vì đường tiêu hóa của trẻ rất yếu, dễ bị ảnh hưởng hơn so với người lớn.
Share on Google Plus

About Trần Linh Nhi

Thay đổi cách sống lành mạnh chăm chỉ tập thể thao không chỉ làm cơ thể có sức khỏe tốt, mà còn giúp cho công việc của bạn thành công hơn nhờ vào trí tuệ minh mẫn của minh.